0962.313.158

Dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam đã chấm dứt chưa

Dịch tả lợn Châu Phi– Triệu chứng và cách chữa trị phù hợp

dịch tả heo châu phi
Dịch tả lợn (heo) Châu Phi cuộc chiến chưa có hồi kết

 

1.Dịch tả lợn Châu Phi có nguồn gốc ở đâu?

  • Năm 1921,dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xuất hiện đầu tiên tại Châu Phi rồi lan sang Châu Âu,tại Châu Âu chưa thể xử lí bệnh triệt để
  • Năm 2018: bệnh xuất hiện tại Trung Quốc, đến nay cả Thế giới có trên 42 quốc gia có ghi nhận xuất hiện bệnh
  • Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa bệnh vào bảng A các loại bệnh nguy hiểm ở chăn nuôi,
  • Bệnh gây chết rất nhanh,tỉ lệ chết lên đến 100% đối tượng lợn bệnh
  • Hiện chưa có vắc xin
  • Do một loại virus ADN thuộc họ Asfaviridae gây ra
  • Khi vào cơ thể,virus di chuyển,tồn tại và phát triển ở mọi mô,cơ quan,tổ chức cơ thể.
  • Chúng tồn tại và giữ nguyên động lực tới 6 năm nếu được bảo quản lạnh,nhiệt độ phòng cũng sống được từ 4-5 tuần
  • Khả năng duy trì động lực của dịch tả lợn Châu Phi là chưa từng gặp trên các loại virus ở gia súc,gia cầm

2.Cơ chế lây bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Đối tượng kí chủ của virus dịch tả lợn Châu Phi rất đa dạng:các vật giống,con người đều có thể mang mầm bệnh

  • Do tiếp xúc giữa lợn bệnh và lợn không bị bệnh
  • Ve thân mềm:chúng hút máu của lợn bệnh rồi truyền vào lợn không bệnh
  • Do nguồn thức ăn cho vật nuôi bị nhiễm virus gây bệnh
  • Đường truyền qua lợn đực hoang dã:lợn đực có xu hướng tìm lợn nái nên có thể lấy bệnh qua tiếp xúc
  • Virus dịch tả lợn Châu Phi có thể truyền ngang trực tiếp với lợn khác qua:tiêu hóa,hô hấp,tinh dịch,vùng da bị chày xước hoặc truyền dọc từ mẹ sang con

3.Cơ chế xâm nhập của dịch tả lợn Châu Phi

  • Virus xâm nhập cơ thể lợn qua đường tiêu hóa,nhân lên ở các hạch lâm ba ở vùng cổ,họng sau đó tiếp tục vào máu,tại đây chúng nhân lên rất nhanh chóng,gây nhiễm trùng máu nặng
  • Virus di trú đến tất cả các cơ quan,tổ chức cơ thể gây ra các ổ viêm xuất huyết,hoại tử
  • Gây xuất huyết ngoài da,mắt,chảy nước mắt
  • Các vùng da bị bầm tím
  • Ruột cũng bị xuất huyết
  • Phổi không xẹp mà phồng lên,lách xưng to,thận xưng chứa đầy máu
  • Virus có thể xâm nhập và làm chết bào thai ở lợn nái chửa hoặc nếu có sinh ra lợn con cũng chết yểu,đây cũng là mầm bệnh đe dọa an toàn cho cả trại
dịch tả lợn châu phi
Các biểu hiện của dịch tả lợn châu phi

4.Các thể biểu hiện của bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Cấp tính-Qúa cấp-Mãn tính-Ẩn bệnh

4.1 Các biểu hiện cụ thể của bệnh gồm

  • Thời gian ủ bệnh:5-7 ngày
  • Heo sốt cao:41-42 độ C
  • Da đỏ hoặc tím (tai,đuôi,chân,đùi)
  • Xuất hiện dỉ mắt,chảy dịch mũi
  • Kém ăn,bỏ ăn
  • Ói mửa
  • Đi khập khiễng hoặc yếu ớt
  • Thở khó,ho
  • Ở lợn nái có thể sảy thai
  • Chết đột ngột,trường hợp độc lực cao có thể chết đến 100%

4.2 Các lưu ý trong biểu hiện bệnh 

  • Theo các chuyên gia chăn nuôi rất khó có thể chẩn đoán được DTLCP nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích.
  • Khi có các biểu hiện nêu trên bà con cần mang mẫu xét nghiệm đến trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương hoặc các chi cục thú y địa phương
  • Khi lợn bị bệnh,tỉ lệ ốm và chết rất cao lên đến 100%, đối với lợn mang thai có thể gây xảy thai ở mọi giai đoạn (70%)
  • Những con lợn khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính mang virus suốt đời,là thể vật chủ mang mầm bệnh nên cần tiêu hủy
  • Các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu được vắc xin hay một loại thuốc nào có thể điều trị đặc hiệu bệnh thì áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh từ sớm sẽ giảm thiểu các thiệt hại kinh tế
Kiểm soát dịch tả heo châu phi

5.Biện pháp phòng và điều trị Dịch tả lợn Châu Phi

5.1 Kinh nghiệm của các nước trên Thế giới với DTLCP

  • Trung Quốc nước có đàn lợn lớn nhất Thế giới đang nỗ lực kiểm soát DTLCP sau khi ghi nhận 16 điểm bùng phát trong một tháng.
  • Trung Quốc đã tiêu hủy trên 40.000 con lợn mang mầm bệnh
  • Đến thời điểm này,tiêu hủy được xem là giải pháp ngăn chặn lây lan dịch bệnh.
  • Cấm chuyển lợn sống và các sản phẩm thịt lợn từ khu vực giáp biên với vùng dịch cũng là biện pháp được các nhà chức trách Trung Quốc đưa ra
  • Không chỉ Trung Quốc,theo tổ chức Y tế Thế giới,tiêu hủy toàn đàn là biện pháp xử lý duy nhất tại các điểm xuất hiện DTLCP
  • Tiêu hủy cũng là cách mà các nước Châu Phi,Châu Âu đã phải áp dựng trong mấy chục năm qua trong phòng chống DTLCP
  • Còn tại các vùng chưa có dịch cần hạn chế nguy cơ bệnh xâm nhập qua đường vận chuyển,áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học
  • An toàn sinh học trong chăn nuôi: là khống chế để virus không thể vào được trang trại

5.2 Thực tiễn phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam hiện nay

  • Tiêu hủy những con lợn mang mầm bệnh
  • Trong thời điểm có dịch đang có nguy cơ bùng phát thì vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi cần được thực hiện thường xuyên hơn,cụ thể tuần/lần thay vì 1 lần/tháng như trước
  • Hạn chế người và vật nuôi lạ vào khu vực chăn nuôi
  • Theo các chuyên gia Thú y,virus DTLCP nguy hiểm nhưng trong điều kiện axit,pH =5,3 chúng tồn tại không quá 1 phút, 99% chết trong 15-20 giây.
  • Các chất khử trùng truyền thống như foóc môn  1,5-2%,nước vôi 20% đều tiêu diệt được virus cường độc
  • Ngoài ra bà con có thể phun vôi bột khử trùng khu vực chuồng trại và các khu vực lân cận.Xem chi tiết tại đây
  • Tăng cường nuôi dưỡng,chăm sóc để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi cũng là một biện pháp hữu hiệu phòng trừ bệnh

6.Một số điều nhà nông chưa biết về Dịch tả lợn Châu Phi

  • DTLCP  không lây sang người nên nếu có ăn phải các sản phẩm liên quan đến thịt lợn nhiễm bệnh thì vẫn không bị lây sang
  • Tiêm vắc xin chống bệnh dịch tả lợn cổ điển không bảo hộ được với DTLCP vì đây là hai chủng virus khác nhau

Nguồn:Khuyến nông Quốc gia,VTC16

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *