0962.313.158

Xuất khẩu gạo của Việt Nam thời Covid-19 bao nhiêu thì nông dân có lãi

Đảm bảo an ninh Quốc gia nhưng không lỡ cơ hội 

Ngày 10/4,Thủ tướng đã đồng ý nối lại xuất khẩu gạo trước mắt là 400.000 tấn ngay trong tháng 4 này.

Vậy sau đó thì kế hoạch xuất khẩu của Việt nam sẽ là bao nhiêu tấn để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà không làm mất đi cơ hội bán gạo với giá cao

1.Điểm nhấn của xuất khẩu gạo nước ta và Thái Lan trong thời gian qua

1.1 Việt Nam xuất khẩu nhỏ giọt trong những tháng đầu năm 2020

  • Trong 3 tháng đầu năm,Việt Nam mới xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo,chỉ tăng hơn 1% so với cùng kì năm ngoái
  • Dự kiến cả năm 2020 sẽ dư thừa tới 6,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu.
  • Do đó nhiều chuyên gia cho rằng nếu thận trọng quá thì Việt nam sẽ để mất cơ hội xuất khẩu gạo với giá cao và phải bán gạo với giá thấp như đã từng làm trong năm 2008
Xuất khẩu gạo giảm
Xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2020

1.2. Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu với giá bán gạo khá cao

  • Những ngày khi Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo thì gạo Thái Lan lại đang tung hoành trên thị trường gạo Thế giới với giá cao
  • Gạo 5% tấm Thái Lan ở mức 550 USD/tấn tăng 19% so với cùng kì năm ngoái,đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2013
  • Năm nay lúa gạo nước ta được mùa còn Thái Lan thì mất mùa do hạn hán
  • Thay vì dừng xuất khẩu,Thái Lan cho xuất khẩu gạo với giá bán cao bất ngờ
  • Hiện Thái Lan đang một mình một chợ và đẩy giá lên cao trong khi đó dự báo lượng cung gạo của Việt Nam và Thế giới là cao
  • Trước nhu cầu lớn trên Thế giới và khả năng cung ứng gạo,nhiều ý kiến cho rằng nếu không tận dụng tốt thời cơ thì Việt nam có nguy cơ mất cơ hội và thị phần thậm chí là cả các khách hàng bấy lâu

2. Đảm bảo mục tiêu kép: dự trữ Quốc gia và xuất khẩu gạo

2.1 Dự báo sản lượng và nhu cầu gạo của Việt Nam và Thế giới năm 2020

  • Theo dự báo mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ,số lượng gạo trên Thế giới năm 2020 ước đạt hơn 496 triệu tấn,giảm 0,6% so với năm 2019.Trong khi đó.tiêu dùng gạo khoảng 493 triệu tấn,tăng 1,3% so với năm 2019
  • Theo hiệp hội lương thực Việt Nam:Lượng hợp đồng đã kí của doanh nghiệp nhưng chưa giao hàng hiện đã lên 1,67 triệu tấn gạo.Lượng hiện có trong kho là hơn 1,7 triệu tấn gạo và 144 ngàn tấn thóc
  • Tuy dư thừa trong nước và xuất khẩu nhưng một bộ phận thương lái trong nước sẽ lợi dụng dịch Covid-19 để đầu cơ tích trữ gạo khiến giá tăng lên
Sản lượng và nhu cầu tiêu dùng gạo của Thế giới dự kiến
Đánh giá nhu cầu tiêu dùng gạo của Thế giới năm 2020

2.2 Ảnh hưởng của tăng giá gạo đến người có thu nhập thấp trong xã hội

  • Có thể thấy được việc gạo tăng giá đã ảnh hưởng rất nhiều đến bộ phận có thu nhập thấp trong xã hội 
  • Gạo tăng từ 2000-3000 đồng/kg sẽ ảnh hưởng nhiều đến bộ phận người có thu nhập thấp 
  • Xét cho cùng không phải chỉ có nông dân đang gặp khó khăn mà những người tiêu dùng có thu nhập thấp cũng đang cùng khó khăn với bà con nông dân
  • Khi giá gạo tăng lên sẽ kéo theo nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm khác cũng theo đà tăng giá

2.3 Tạm dừng xuất khẩu gây nhiều khó khăn cho các Doanh nghiệp ngành lúa gạo

  • Thực tế: 400 ngàn tấn gạo mà Chính phủ vừa phê duyệt trong tháng 4 này là những hợp đồng trước đó đã được kí kết và chưa giao
  • Đề xuất trong tháng 5 là xuất khẩu 400 ngàn tấn gạo nữa
  • Khi Việt Nam không kí kết những hợp đồng mới thì ngay lập tức các nhà nhập khẩu gạo trên Thế giới đã quay sang tìm các đối tác mới từ Thái Lan để tìm nguồn thay thế
  • Như vậy có thể chúng ta sẽ mất các bạn hàng cũ cũng như mất cơ hội xuất khẩu với giá cao

2.4 Đảm bảo an ninh Quốc gia nhưng không để mất cơ hội xuất khẩu gạo giá cao thời Covid-19

  • Những ngày qua Trung Quốc tăng lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam,dưới góc nhìn của chuyên gia,Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo và cũng là xuất khẩu lớn trên Thế giới 
  • Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam cho các tỉnh giáp danh với Việt Nam rõ ràng là một thuận lợi rất lớn khi nước này đang là trọng điểm của dịch Covid-19
  • Chính vì vậy nhiều chuyên gia cho rằng đây là nhu cầu mua tức thời chứ không dài lâu vì sau 3-4 tháng nữa khi dịch bệnh giảm kết hợp với có thêm vụ lúa nữa thì nhu cầu sẽ giảm
  • Các nhà quản lí cần tính toán cẩn trọng để vẫn đảm bảo an ninh lương thực nhưng vẫn chớp được thời cơ xuất khẩu để có lợi cho nông dân

3.Tạm kết

  • Dù năm nay khô hạn nhiều nhưng chúng ta đã dự đoán trước và có những biện pháp giảm thiệt hại để đảm bảo sản lượng lúa gạo trong nước và cho xuất khẩu
  • Các giống lúa chỉ trong 3-4 tháng là cho thu hoạch vậy nên chúng ta vẫn dư thừa cho tiêu dùng trong nước và đảm bảo xuất khẩu
  • Bài học cũ năm 2008 vẫn còn,vậy nên chúng ta cần tính toán kĩ nhưng không quá thận trọng để bỏ lỡ những cơ hội xuất khẩu với giá cao

Xem thêm: Áp dụng máy móc để giảm 40% lượng lúa giống cho nông dân các tỉnh phía Bắc

 

Nguồn:Tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *