0962.313.158

Sử dụng Vôi bột khử trùng chuồng trại chống Dịch tả lợn Châu Phi đúng cách nhất hiện nay

Vôi bột khử trùng chuồng heo hiệu quả 100%

Có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả của vôi bột và Formol khi khử trùng chuồng trại nhất là chống Dịch tả lợn Châu Phi hiện nay,hãy cùng tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nông nghiệp

1.Formol sát trùng chuồng trại có độc không?

  • Formol ( phooc- môn) là một trong những thuốc sát khuẩn tốt nhất,cổ điển nhất nhưng hiệu quả nhất hiện nay
  • Phooc môn tỉ lệ 1,5% tiêu diệt được rất nhiều loại virus kể cả nấm mốc,vi khuẩn
  • Tuy nhiên Phooc môn gây kích ứng hô hấp nên người sử dụng rất ngại
  • Chỉ dùng cho chuồng trống,dùng để tổng tẩy tuế,phun xa nhà ở,cách xa con người
phun khử trùng chống dịch tả lợn châu phi
Vôi bột cần phủ kín bề mặt quanh trại nuôi mới đảm bảo tiêu diệt được virus Dịch tả lợn Châu Phi

2.Vôi bột khử trùng chuồng trại – Chất sát khuẩn tốt -rẻ tiền và thông dụng nhất hiện nay

  • Được Thế giới sử dụng trên 100 năm nay trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tuy nhiên phải đúng cách,đúng liều lượng
  • Ở virus gây Dịch tả lợn Châu Phi,có sức sống rất dẻo dai,tồn tại trong pH rất rộng từ 4-10
  • Khi sử dụng vôi bột tức là kiềm hóa
  • Dùng vôi bột không gây hư hại cho các dụng cụ,chuồng nuôi bằng kim loại
  • Nếu dùng mức độ 20% hoặc trên sẽ đảm bảo pH>10 có thể tiêu diệt được virus Dịch tả lợn Châu Phi
  • Nếu không đảm bảo nồng độ tức pH<10 thì virus tả heo Châu Phi không chết
  • Do đó,dùng vôi bột tiêu diệt virus tả lợn Châu Phi phải đảm bảo nồng độ mới phát huy hiệu quả
  • Khi rắc vôi bột phải phủ kín bề mặt,nếu không kín bề mặt thì pH<10 sẽ không diệt được virus tả lợn Châu Phi
  • Phun vôi bột/rắc vôi bột định kì 1-2 lần/tuần
phun vôi bột sát trùng chuồng lợn
Phun vôi bột định kì 1-2 lần/tuần xung quanh chuồng trại

3.Lưu ý khác khi sử dụng Vôi bột khử trùng chuồng trại

  • Có thể dùng vôi củ (nên lấy vôi củ màu xám) để tỏa trong không khí là có vôi bột hoặc mua sẵn vôi bột đóng bao
  • Có thể sử dụng nước vôi pha tỉ lệ 20% phun chuồng nuôi định kì 1 lần /tuần
  • Vôi bột hạn chế tốt nhất hiện tượng “nhờn nhiều loại vi khuẩn” nên áp dụng được với nhiều bệnh dịch 
  • Với các trang trại nên sử dụng Máy phun vôi bột khử trùng để đảm bảo vôi bột phun phủ kín nhiều bề mặt nhất và sử dụng nhiều lần trong 1 tuần

>>>XEM THÊM: Mẹo hay đối phó với Dịch tả lợn Châu Phi của các trại nuôi heo của CP,Cargill,Dabaco 

 

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=9OSlWb-yRq8

4.Các chú ý khác trong quy trình sát trùng chuồng trại chống DTLCP

  • Khi phun thuốc sát trùng:sau 1 phút không thấy bề mặt phun khô thì mới đạt tiêu chuẩn để diệt virus DTLCP
  • Lợn trong vùng dịch phải tiêu hủy
  • Vệ sinh triệt để trong phòng dịch
  • Nội bất xuất,ngoại bất nhập từ 21-30 ngày
  • Dập dịch xong phải tổng tẩy uế bao gồm:vệ sinh cơ học(dụng cụ chăn nuôi,….) và phun thuốc sát trùng cả trong và ngoài bán kính 3km

5.Kinh nghiệm thực tiễn của người chăn nuôi khi dùng Vôi bột khử trùng chuồng trại

  • Hơn 5 năm trở lại đây,Ông Trung tại huyện Thống Nhất-Đồng Nai chủ trang trại hơn 1000 con heo thịt đã dùng vôi bột để trừ trùng chuồng trại đem lại hiệu quả rất cao lại tiết kiệm chi phí so với mua các loại thuốc sát trùng
  • Hòa 33kg vôi với 200 l nước được hỗn hợp chất lỏng để xịt cho 500 m2 chuồng trại trước và sau khi xuất chuồng
  • Theo tính toán,trung bình 1 trại có 100 nái sẽ mất 20 triệu đồng/năm để mua thuốc sát trùng nhưng với vôi bột chỉ mất 4tr đồng
  • Tuy nhiên chỉ nên dùng vôi bột khử trùng chỉ nên áp dụng ở chuồng trại trống,trên nền của chuồng trại và tuyệt đối không phun trực tiếp lên vật nuôi
rac voi bot khu trung chuong heo
Vôi bột khử trùng là biện pháp được các nước trên Thế giới áp dụng hơn 100 năm qua

Tạm kết:

  • Một lần nữa xin nhắc lại,sử dụng Formol hay vôi bột là chất sát trùng hiệu quả nhất khi sử dụng đúng cách ở ngoài khu vực có vật nuôi,tuyệt đối không phun trực tiếp lên vật nuôi
  • Dịch tả lợn Châu Phi hiện chưa có vắc xin phòng chống,vậy nên “cách li,biệt lập với bên ngoài”là biện pháp tối ưu nhất đồng thời chăm sóc lợn để tăng sức đề kháng
  • Trong khu vực đang có lợn nuôi nên sử dụng các loại hóa chất an toàn như các dòng iotin có thể diệt được mầm bệnh và an toàn cho vật nuôi 

Nguồn:Tổng hợp

>>> XEM THÊM: Sau bao lâu có thể tái đàn sau Dịch tả lợn Châu Phi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *